9 cách vệ sinh giày Sneaker, giày thể thao sạch như mới
Giày thể thao, giày sneaker chắc hẳn là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với những bạn trẻ trên mọi chặng đường. Thế nhưng, đã bao lâu rồi bạn chưa vệ sinh đôi giày mình đang đi? Đừng quên việc vệ sinh giày thường xuyên để chúng luôn trông sạch đẹp như mới và bền lâu. Dưới đây bài viết sẽ chia sẻ đến bạn những cách vệ sinh giày sneaker cực kỳ đơn giản mà hữu ích ngay tại nhà. Cùng theo dõi nhé!
Xác định chất liệu của đôi giày sneaker cần vệ sinh
Giày thể thao hay giày sneaker là phụ kiện thời trang không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Vậy bạn có từng đặt câu hỏi rằng “Làm sao để đôi giày được bền đẹp hay trắng sạch?”. Cùng tìm hiểu ngay cách vệ sinh giày Sneaker cho từng loại chất liệu khác nhau dưới đây nhé!
Xác định chất liệu của đôi giày sneaker cần vệ sinh
Hiện nay các chất liệu giày thể thao được sản xuất ra chủ yếu là:
-
Chất liệu Canvas: Phổ biến, vải bền thế nhưng rất mau bẩn. Điểm cộng là rất dễ giặt sạch.
-
Chất liệu da: Khi mang lên chân rất đẹp, sang trọng nhưng việc vệ sinh khá khó.
-
Chất liệu vải lưới: Tương tự vải Canvas, dễ bẩn nhưng cũng dễ làm sạch
-
Chất liệu cao su: Rất bền nhưng để làm sạch thì tùy vào loại vết bẩn bám vào.
-
Chất liệu da lộn: Dễ bám bẩn và khá khó để vệ sinh.
Một khi đã xác định được chất liệu đôi giày thì bước vệ sinh tiếp đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.
7 bước vệ sinh giày sneaker sạch bong sáng bóng
Bước 1: Tháo dây và miếng lót giày sneaker
Trước tiên, bạn hãy tháo dây giày cùng miếng lót giày. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh từng phần sạch và nhanh chóng hơn.
Tháo dây giày và miếng lót để vệ sinh riêng
Vệ sinh riêng biệt dây giày và miếng lót giày bằng cách dùng bàn chải. Ngâm dây giày vào nước giặt (tẩy) từ 5 phút đến 10 phút rồi giặt xả bình thường.
Lưu ý: Đeo bao tay cẩn thận trước khi chạm vào các nước giặt tẩy.
Bước 2: Vệ sinh giày sơ bộ (rũ bỏ cát, đất, bụi bẩn,...)
Để dễ dàng trong việc giặt giày sneaker, đầu tiên bạn nên vệ sinh sơ bộ đất cát, bụi bẩn bám trên giày. Tùy vào vết bẩn, bạn có thể lau qua bằng khăn ướt (chọn khăn ướt không cồn để không làm hỏng giày) hoặc rửa sạch dưới vòi nước.
Bạn cũng có thể đập phần đế giày xuống nền hoặc dùng 2 gót giày ma sát vào nhau để cát, bụi rơi ra. Sau đó có thể dùng bàn chải để làm sạch lại một lần nữa.
Bước 3: Dùng dung dịch vệ sinh giày sneaker thông dụng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vệ sinh giày chuyên nghiệp. Vệ sinh giày bằng bàn chải lông mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng sẽ mang lại hiệu quả cao.
Dùng bàn chải và dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng để cho hiệu quả tốt nhất
Đầu tiên, nhúng bàn chải vào dung dịch và bắt đầu vệ sinh từ bên trong ra bên ngoài. Dựa vào mỗi chất liệu khác nhau, bạn có thể chọn lựa loại bàn chải cũng như dung dịch vệ sinh giày thích hợp nhất. Không nên ngâm giày thể thao vào lượng lớn dung dịch tẩy rửa sẽ làm giày dễ hư.
Bước 4: Sử dụng nước để làm sạch giày
Tiếp tục quy trình vệ sinh giày, xả nước làm sạch đôi giày hoàn toàn. Bạn có thể dùng nước ấm để xả rồi sau đó xả lại với nước lạnh giúp cho các chất bẩn dễ trôi đi. Sau khi hoàn thành việc vệ sinh, bạn nên vẩy thật mạnh để ráo bớt nước trước khi đem phơi.
Bước 5: Phơi giày đúng cách
Phơi giày ở nơi có bóng râm mát và có gió tự nhiên. Bạn có thể sử dụng khăn khô hay khăn giấy sạch đắp xung quanh hoặc nhét vào bên trong giày để giúp giày khô mau chóng hơn. Không nên phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp, nắng gắt sẽ làm cho giày nhanh phai màu và bị hỏng form.
Phơi giày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
Đối với giày trắng, phơi giày hiệu quả nhất là đắp giấy ăn xung quanh bề mặt vết ố vàng. Chờ khi đã khô hẳn, mới được tháo lớp giấy này xuống.
Bước 6: Cất giữ và bảo quản
“Cất giữ và bảo quản như thế nào để đôi giày không nhanh hư?”. Bạn nên bảo quản giày ở không gian ít ẩm ướt, thoáng mát. Cách tốt nhất để tránh hư hại là sắm ngay hộp giày giúp bảo quản đôi giày của bạn.
Bước 7: Phủ lớp nano chống thấm
Đôi giày của bạn sẽ dễ bị các yếu tố từ bên ngoài như thời tiết mưa gió hay bụi bẩn làm hư hỏng, phai màu. Để hạn chế các tác động đó, bạn nên phủ một lớp nano chống thấm lên bề mặt giày. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các loại giày da lộn dễ hư, khó bảo quản.
Phủ nano chống thấm để bảo vệ giày khỏi các tác động
Gợi ý 9 cách vệ sinh giày sneaker trắng sạch tại nhà siêu đơn giản
Sử dụng giấm và baking soda để vệ sinh giày sneaker trắng như mới
Như chúng ta đều biết, baking soda và giấm là 2 thành phần tẩy rửa rất hiệu quả cho quần áo trắng, và với giày trắng cũng vậy.
Hướng dẫn vệ sinh giấm và baking soda đúng cách:
-
Trộn hai hỗn hợp này lại theo tỷ lệ 2 baking soda : 3 phần giấm. Lấy bàn chải nhúng vào hỗn hợp này, bôi đều ở các bề mặt giày. Để trong vòng 15 phút, nếu giày bẩn nhiều thì để lâu hơn một chút.
-
Sử dụng bàn chải vệ sinh khắp bề mặt để làm sạch.
-
Cuối cùng, giặt giày với nước sạch rồi phơi khô.
Baking soda là chất tẩy rửa, vệ sinh giày trắng hiệu quả
Cách vệ sinh giày thể thao bằng cồn và rượu
Tính năng nổi bật của cồn và rượu là khả năng loại bỏ vết bẩn cực kỳ cao. Cùng tìm hiểu cách vệ sinh giày thể thao bằng cồn và rượu dưới đây nhé!
-
Bạn sử dụng miếng bông chấm vào dung dịch cồn hay rượu rồi ma sát nhẹ nhàng lên vùng bị bẩn.
-
Sau đó, giặt lại giày cùng nước sạch rồi phơi khô
Lưu ý: Sử dụng cồn và rượu ở nồng độ vừa phải hoặc pha nhạt để không gây ảnh hưởng đến màu sắc của giày
Chà giày sneaker bằng kem đánh răng
Tips làm sạch giày đơn giản không tốn kém là đây. Để vệ sinh giày sneaker một cách tiết kiệm nhất bạn cần chuẩn bị kem đánh răng và bàn chải.
-
Bôi một lượng vừa đủ kem đánh răng lên vết bẩn.
-
Nhúng bàn chải vào nước ấm rồi vệ sinh lên vết bẩn. Thực hiện liên tiếp cho đến khi thấy giày đã sạch vết bẩn hoàn toàn.
Giặt giày bằng kem đánh răng đơn giản tại nhà
Vệ sinh giày thể thao bằng chanh tươi
Cách vệ sinh giày đơn giản, tận dụng các nguyên liệu có sẵn ngay tại nhà của bạn đây. Cụ thể cách vệ sinh giày thể thao bằng chanh tươi như sau:
-
Xắt vài lát chanh rồi bắt đầu ma sát lên vùng bẩn ở bề mặt giày. Tại các phần quá bẩn, bạn hãy dùng bàn chải nhúng vào nước chanh rồi chà lên bề mặt vết bẩn cứng đầu.
-
Rửa sạch giày bằng nước lạnh rồi phơi khô.
Dùng các loại hoá chất như xà phòng, nước giặt, sữa tắm, nước rửa chén để vệ sinh giày sneaker
Bạn có thể tham khảo các loại hóa chất dễ tìm, dễ dùng để vệ sinh cho đôi giày của mình. Hỗn hợp hóa chất này không gây hư hại cho giày của bạn, ngoài ra vết bẩn cũng sẽ rất dễ loại bỏ.
-
Hòa trộn các hỗn hợp lại theo tỷ lệ bằng nhau rồi cho giày vào hỗn hợp này.
-
Sử dụng bàn chải vệ sinh giày.
-
Rửa lại bằng nước sạch rồi đem đi phơi khô
Cách vệ sinh giày sneaker bằng cục tẩy (gôm)
Cách vệ sinh giày sneaker bằng gôm khá phù hợp với các loại chất liệu như cao su, da và đặc biệt là phần đế giày. Đây được xem là cách vệ sinh giày vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
-
Sử dụng cục tẩy dùng lực chà sát lên các vết bẩn trên bề mặt giày
-
Bạn có thể không cần giặt lại với nước, chỉ cần dùng khăn ướt lau khô qua.
Vệ sinh giày sneaker đơn giản bằng gôm
Sử dụng Vaseline để làm trắng giày sneaker
Vaseline có rất nhiều tính năng hữu ích ngoài dưỡng môi, dưỡng da. Bạn đã biết chưa? Cụ thể, bạn có thể dùng vaseline thoa lên bề mặt giày để tầm 3 phút, sau đó dùng khăn ướt lau khô qua. Điều này giúp các vết bẩn nhanh chóng biến mất mà không mất quá nhiều thời gian giặt rồi phơi khô.
Dùng dung dịch vệ sinh giày sneaker chuyên dụng
Không khó để bạn tìm thấy các loại dung dịch vệ sinh giày sneaker chuyên dụng. Nhưng trước tiên, hãy tìm hiểu kỹ các dung dịch này có phù hợp với chất liệu của đôi giày hay không. Việc sử dụng dung dịch chuyên dụng phù hợp với các vết bẩn lâu năm, cứng đầu và cần thời gian làm sạch nhất định.
Khử mùi hôi giày bằng baking soda
Giải quyết vấn đề mùi hôi của giày một cách dễ dàng đã có baking soda. Như chúng ta đã biết, baking soda là chất có tính năng thấm nước cực tốt, hạn chế khả năng mốc và mùi hôi cực kỳ hiệu quả.
Thực hiện bằng cách lấy khoảng 2 muỗng baking soda trải đều dưới miếng lót giày. Sau đó, lắc để bột trải đều khắp mặt giày để qua ngày. Sang ngày hôm sau, đổ phần bột đó ra và sử dụng giày như bình thường.